Câu 1,
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y=-x^3+3x+1.
Câu 2,
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y=\frac{x+1}{x-2} tại điểm có hoành độ bằng 1.
Câu 3,
a, Cho số phức z thỏa mãn z(2+i)+\overline{z}=5+3i. Tính môđun của số phức z.
b, Giải phương trình : log_{2}(3x-1)+log_{2}(x+3)-3=0
Câu 4,
Tính tích phân :\int_{1}^{2}x(1+ln2x)dx
Câu 5,
Câu 5,
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P):2x-y+2z+2=0 và điểm M(1;2;3). Viết phương trình đường thẳng đi qua M, vuông góc với mặt phẳng (P) và tìm tọa độ điểm N đối xứng với điểm M qua mặt phẳng (P).
Câu 6,
a, Giải phương trình : cos2x=5cosx-3
b, Trong dịp 26/3, Đoàn trường của một trường Trung học phổ thông chọn ngẫu nhiên 6 đoàn viên xuất sắc thuộc ba khối 10,11 và 12, mỗi khối 2 đoàn viên xuất sắc để tuyên dương. Biết khối 10 có 4 đoàn viên xuất sắc trong đó có hai nam và hai nữ, khối 11 có 5 đoàn viên xuất sắc trong đó có hai nam và ba nữ, khối 12 có 6 đoàn viên xuất sắc trong đó có ba nam và ba nữ. Tính xác suất để 6 đoàn viên xuất sắc được chọn có cả nam và nữ.
Câu 7,
Cho hình chóp S.ABCD đáy hình chữ nhật có cạnh AB=a,AD=2a. Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng AC và BD, G là trọng tâm tam giác SAD. Biết SO vuông góc với mặt phẳng (ABCD), góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 60^o. Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách từ điểm G đến mặt phẳng SCD/
Câu 8,
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC cân tại C. Các điểm M,N lần lượt là chân đường cao hạ từ A và C của tam giác ABC. Trên tia đối của tia AM lấy điểm E sao cho AE=AC. Biết tam giác ABC có diện tích bằng 8, đường thẳng CN có phương trình y-1=0, điểm E(-1;7), điểm C có hoành độ dương và điểm A có tọa độ là các số nguyên. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC.
Câu 9,
Giải phương trình : (2x^2-2x+1)(2x-1)+(8x^2-8x+1)\sqrt{-x^2+x}=0
Câu 10,
Cho các số thực dương x,y,z thỏa mãn : \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=\frac{16}{x+y+z}. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức :
P=\frac{(x-y)(y-z)(z-x)}{xyz}
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét