Bất đẳng thức trên tập số nguyên
Khi xét bất đẳng thức trên tập số nguyên chúng ta cần lưu ý hai nhận xét sau:
1) Số chiều n của bất đẳng thức có liên quan đến các biến số nguyên
2) Dấu đẳng thức xảy ra tại các điểm nguyên
I. Bất đẳng thức Cauchy trên tập số nguyên
Xét bất đẳng thức x_{i}>0 (i=\overline{1,n})
\frac{1}{n}\sum_{i=1}^{n}x_{1}\geq \left ( \prod_{i=1}^{n} \right)^{\frac{1}{n}}
Chọn
n=a+b+c;a,b,c\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=a
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=b
x_{a+b+1}=x_{a+b+2}=...=x_{a+b+c}=c
Ta thu được:
Ví dụ 1. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{a+b+c}\geq (a^{a}.b^{b}.c^{c})^{\frac{1}{a+b+c}}
Chọn
n=a+b+c;a,b,c\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=b
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=c
x_{a+b+1}=x_{a+b+2}=...=x_{a+b+c}=a
Ta thu được:
Ví dụ 2. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
\frac{ab+bc+ca}{a+b+c}\geq b^{\frac{a}{a+b+c}}.c^{\frac{b}{a+b+c}}.a^{\frac{c}{a+b+c}}
Xét bất đẳng thức: x_{i}>0 (i=\overline{1,n})
\prod_{i=1}^{n}(1+x_{1})\geq \left ( 1+( \prod_{i=1}^{n}x_{i})^{\frac{1}{n}} \right )^{n}
Chọn
n=a+b;a,b\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=b
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=b
Ta thu được:
Ví dụ 3. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
(1+a)^{\frac{a}{a+b}}.(1+b)^{\frac{b}{a+b}}\geq 1+a^{\frac{a}{a+b}}.b^{\frac{b}{a+b}}
Chọn
n=a+b;a,b\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=b
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=a
Ta thu được:
Ví dụ 4. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
(1+a)^{\frac{a}{a+b}}.(1+b)^{\frac{b}{a+b}}\geq 1+a^{\frac{b}{a+b}}.b^{\frac{a}{a+b}}
Xét bất đẳng thức: x_{i}>1(i=\overline{1,n})
\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{1+x_{i}}\geq \frac{n}{1+\left ( \prod_{i=1}^{n} \right )}^{\frac{1}{n}}
Chọn
n=a+b+c;a,b,c\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=a
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=b
x_{a+b+1}=x_{a+b+2}=...=x_{a+b+c}=c
Ta thu được:
Ví dụ 5. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
\left ( 1+a^{\frac{a}{a+b+c}}.b^{\frac{a}{a+b+c}}.c^{\frac{a}{a+b+c}} \right )\left ( \frac{a}{1+a}+\frac{b}{1+b}+\frac{c}{1+c} \right )\geq a+b+c
Chọn
n=a+b;a,b\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=b
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=a
Ta thu được:
Ví dụ 6. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
\left ( 1+a^{\frac{b}{a+b}}.b^{\frac{a}{a+b}} \right )\left ( \frac{a}{1+a}+\frac{b}{1+b} \right )\geq a+b
Xét bất đẳng thức: x_{i}>0(i=\overline{1,n})
\frac{1}{n}\sum_{i=1}^{n}x_{i}^{k}\geq \left ( \frac{1}{n}\sum_{i=1}^{n}x_{i} \right )^{k}
Chọn
n=a+b+c;a,b,c\in \mathbb{N}^{*},k=3
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=a
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=b
x_{a+b+1}=x_{a+b+2}=...=x_{a+b+c}=c
Ta thu được:
Ví dụ 7. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
(a+b+c)^{2}(a^{4}+b^{4}+c^{4})\geq (a^{2}+b^{2}+c^{2})^{3}
Chọn
n=a+b+c;a,b,c\in \mathbb{N}^{*},k=3
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=a
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=b
x_{a+b+1}=x_{a+b+2}=...=x_{a+b+c}=c
Ta thu được:
Ví dụ 8. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
(a+b+c)^{2}(ab^{3}+bc^{3}+ca^{3})\geq (ab+bc+ca)^{3}
Xét bất đẳng thức:
\sum_{i=1}^{n}(1+x_{i=1}^{2})^{\frac{1}{2}}\geq \left ( n^{2}+(\sum_{i=1}^{n}x_{i})^{2} \right )^{\frac{1}{2}}
Chọn
n=a+b+c;a,b,c\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=b
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=c
x_{a+b+1}=x_{a+b+2}=...=x_{a+b+c}=a
Ta thu được:
Ví dụ 9. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
a\sqrt{1+a^{2}}+b\sqrt{1+b^{2}}+c\sqrt{1+c^{2}}\geq \sqrt{(a+b+c)^{2}+(a^{2}+b^{2}+c^{2})^{2}}
Chọn
n=a+b;a,b\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=b
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=a
Ta thu được:
Ví dụ 10. Với a,b là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
a\sqrt{1+b^{2}}+b\sqrt{1+a^{2}}\geq \sqrt{(a+b)^{2}+4a^{2}b^{2}}
Xét bất đẳng thức: x_{i}>0
\sum_{i=1}^{n}\frac{x_{i}}{1+x_{i}}\leq \frac{n\sum_{i=1}^{n}x_{i}}{n+\sum_{i=1}^{n}x_{i}}
Chọn
n=a+b+c;a,b,c\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=a
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=b
x_{a+b+1}=x_{a+b+2}=...=x_{a+b+c}=c
Ta thu được
Ví dụ 11. Với a,b là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
\sum \frac{a^{2}}{1+a}\leq \frac{(a+b+c)(a^{2}+b^{2}+c^{2})}{(a+b+c)+(a^{2}+b^{2}+c^{2})}
Chọn
n=a+b;a,b\in \mathbb{N}^{*}
x_{1}=x_{2}=...=x_{a}=b
x_{a+1}=x_{a+2}=...=x_{a+b}=a
Ta thu được
Ví dụ 12. Với a,b là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
ab\left ( \frac{1}{1+a}+\frac{1}{1+b} \right )\leq \frac{2ab(a+b)}{a+b+2ab}
II. Bất đẳng thức tổ hợp cơ bản
Trước hết ta xét bài tập cơ bản sau:
Ví dụ 13. Với a,b\in \mathbb{N}^{*}, a+b=n cho trước. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
P=a!b!
Giải
Ta chứng minh
Nếu a+b=n,a-b\geq 2 thì a!b! không đạt giá trị nhỏ nhất
Thật vậy, ta xây dựng: a_{1}=a-1,b_{1}=b+1\Rightarrow a_{1}+b_{1}=n
Ta chứng minh:
a!b!>a_{1}!b_{1}!=(a-1)!(b+1)!
\Leftrightarrow a>b+1 (Hiển nhiên đúng vì a\geq b+2>b+1)
Vậy giá trị nhỏ nhất của a!b! chỉ đạt được khi a-b nhân một trong hai giá trị 0 và 1.
Nếu n=2k. Suy ra: a=b=k và P_{min}=(k!)^{2}
Nếu n=2k+1. Suy ra: a=k+1,b=k và P_{min}=k!(k+1)!
Dễ dàng chứng mở rộng cho trường hợp nhiều biến:
Ví dụ 14. Với x_{i}\in \mathbb{N}^{*}(i=\overline{1,m}), \sum_{i=1}^{m}x_{i}=n cho trước. Tìm giá trị nhỏ nhất của:
P=\prod_{i=1}^{m}(x_{i}!)
Giải
Ta chứng minh
Nếu \sum_{i=1}^{m}x_{i}=n và tồn tại x_{p}-x_{q}\geq 2 thì \prod_{i=1}^{m}(x_{i}!) không đạt giá trị nhỏ nhất
Thật vậy, ta xây dựng
y_{i}=x_{i}(i\neq p,i\neq q)
y_{p}=x_{p}-1,y_{q}=x_{q}-1
Khi đó: \sum_{i=1}^{m}y_{i}=n (thỏa mãn điều kiện của bài toán), và:
\prod_{i=1}^{m}(x_{i}!)> \prod_{i=1}^{m}(y_{i}!)
\Leftrightarrow x_{p}!x_{q}!>y_{p}!y_{q}!=(x_{p}-1)!(x_{q}+1)!
\Leftrightarrow x_{p}>x_{q}+1 (Hiển nhiên đúng vì x_{p}\geq x_{q}+2>x_{q}+1)
Vậy giá trị nhỏ nhất của \prod_{i=1}^{m}(x_{i}!) chỉ đạt được khi x_{p}-x_{q} nhận một trong hai giá trị 0 và 1, p,q bất kì
Nếu n=km, suy ra
x_{1}=x_{2}=...=x_{m}=k
P_{min}=(k!)^{m}
Nếu n=km+l (1\leq l\leq m-1
Suy ra
x_{1}=x_{2}=...=x_{l}=k+1
x_{l+1}=x_{l+2}=...=x_{l+n}=k
Và P_{min}=((k+1)!)^{l}.(k!)^{n-l}
Với cách giải tương tự ta có thể giải dễ dàng các bài toán sau:
Ví dụ 15. Với a,b là các số tự nhiên dương thỏa mãn a+b=n cho trước. Tìm giá trị nhỏ nhất của
P=a!+b!
Q=(a!)^{2}+(b!)^{2}
T=\sqrt{a!}+\sqrt{b!}
Giải
Giả sử a+b=n,a-b\geq 2
Khi đó ta chứng minh các biểu thức trên không đạt giá trị nhỏ nhất
Thật vậy
Đặt a_{1}=a-1,b_{1}=b+1 ta có a_{1}+b_{1}=n và chứng minh
1) a!+b!>a_{1}!+b_{1}!=(a-1)!+(b+1)!
\Leftrightarrow (a-1)!(a-1)!>b!b! (Đúng)
2) (a!)^{2}+(b!)^{2}>(a_{1}!)^{2}+(b_{1}!)^{2}=((a-1)!)^{2}+((b+1)!^{2}
\Leftrightarrow ((a-1)!)^{2}(a^{2}-1)>(b!)^{2}((b+1)^{2}-1) (Hiển nhiên đúng)
3) \sqrt{a!}+\sqrt{b}!>\sqrt{a_{1}!}+\sqrt{b_{1}}=\sqrt{(a-1)!}+\sqrt{(b+1)!}
\Leftrightarrow \sqrt{(a-1)!}(\sqrt{a}-1)>\sqrt{b!}(\sqrt{b+1}-1) (Hiển nhiên đúng)
III. Bài tập đề nghị:
1. Với a,b là các số tự nhiên dương thỏa mãn a+2b=n cho trước. Tìm giá trị nhỏ nhất của
1) P=(a!)(b!)^{2}
2) Q=(a!)^{2}+2(b!)^{2}
3) T=\sqrt{a!}+2\sqrt{b!}
2. Với 0<k<500, tìm giá trị nhỏ nhất của
1) P=(k!)^{2}.(1000-2k)!
2) Q=2(k!)^{2}((1000-2k)!)^{2}
3) T=2\sqrt{k!}+\sqrt{(1000-2k)!}
3. Với a,b là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng:
a\sqrt{a}+b\sqrt{b}\leq \sqrt{(a^{2}+b^{2})(a+b)}
4. Với a,b,c là các số tự nhiên dương. Chứng minh rằng
a\sqrt{a}+b\sqrt{b}+c\sqrt{c}\leq \sqrt{(ab+bc+ca)(a+b+c)}
5. Với a,b,c là những số tự nhiên dương, chứng minh rằng
\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{ab+bc+ca}
- Lược trích quyển "Bất đẳng thức Cauchy" -
To be continue....
Nguồn: VMF - VMFer: rainbow99